Brand Identity là gì chính là câu hỏi được giới Design chập chững vào nghề thường xuyên nhắc đến. Thực chất, đây là một thuật ngữ chuyên ngành mà bắt buộc nhà thiết kế phải nắm vững. Và để nắm được Brand Identity có nghĩa là gì, Brand Identity gồm những gì? bạn hãy tham khảo thêm những kiến thức được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Brand Identity là gì? 

Theo thuật ngữ chuyên ngành, Brand Identity hay còn được gọi với cái tên đầy đủ là Brand Identity Design hay còn gọi là nhận diện thương hiệu.

Thông thường, bộ Branding Identity sẽ được nhận diện thông qua một chuỗi các yếu tố có sự liên kết với nhau, bao gồm: slogan, logo, bao bì, nhãn hiệu,…Nếu một doanh nghiệp/công ty có bộ nhận diện thương hiệu tốt sẽ ghi dấu ấn và tạo khách hàng tiềm năng được dễ dàng. 

Trên thực tế, 3 thuật ngữ “Brand” (thương hiệu), “Branding” (xây dựng thương hiệu), “Brand Identity” (bộ nhận diện thương hiệu) thường mang tính hoán đổi và được hiểu theo một khái niệm đồng nhất về thương hiệu. 

Brand Identity Design hay còn gọi là nhận diện thương hiệu.

2. Vai trò của Brand Identity 

Sau khi đã nắm được Brand Identity là gì, nhiều nhà thiết kế vẫn cần nắm vững vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu. Điều này sẽ giúp quá trình thiết kế được dễ dàng hơn do đã nắm được yêu cầu và tâm lý khách hàng. 

Vậy vai trò của Brand Identity chính là: Duy trì lượng khách hàng tiềm năng; Thu hút khách hàng; Hỗ trợ đội ngũ bán hàng; Gia tăng lợi nhuận và giá trị của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hệ thống nhận diện doanh nghiệp giúp cho hình tượng doanh nghiệp trở nên uy tín trong mắt đối tác, khách hàng và các nhà đầu tư dự án. Đây là một “vũ khí” đắc lực giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng kêu gọi được các nhà đầu tư cho các dự án lớn của mình

3. Brand Identity bao gồm những gì

Logo 

Logo chính là thành tố nhận diện đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp chắc chắn phải có. Các logo mà một doanh nghiệp bao gồm: Logo chính, logo màu thay thế, logo ngang, logo dọc, logo hình vuông, logo đen trắng, logo xám. 

Slogan

Sau khi các bạn đã nghĩ được tên thương hiệu, tiếp đến sẽ là khẩu hiệu slogan để lan tỏa ý nghĩa, định vị thương hiệu của bạn trên thị trường. Thông thường một câu Slogan sẽ dài khoảng 8 chữ ngắn gọn, xúc tích nhưng quan trọng nhất là phải gây được ấn tượng đặc biệt cho khách hàng.

Đồ dùng văn phòng (Stationery Branding)

Để tạo tính tương thích, phù hợp với logo chính của doanh nghiệp thì giao diện và hình dáng của đồ dùng văn phòng cũng cần “ăn nhập” với nhau. Bởi sự chuyên nghiệp, ấn tượng của một đơn vị uy tín được phản ánh qua cách thiết kế, sắp xếp của vật dụng, đồ dùng trong công ty (Phần đầu đề thư; Thư cảm ơn; Đầu trang và chân trang Newsletter; Chữ ký email; Tem; Báo giá hoặc Hóa đơn; Email).

Phương tiện truyền thông xã hội (Social Media)

Sự phát triển không ngừng của internet đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp . Nhiều tổ chức đã áp dụng thành công phương tiện này để chiếm được tình cảm của khách hàng. Do vậy, các yếu tố như màu sắc, phong cách và font chữ, cần phải ấn tượng nhưng cũng cần phải thống nhất để tạo sự mượt mà vẫn thu hút.

Nội dung hình ảnh

Tốt nhất, hãy tạo “tâm trạng” cho chính thương hiệu của mình sao cho phù hợp với mục tiêu, định hướng, hoặc có thể là phương châm hoạt động của công ty nhằm giúp tham chiếu hình ảnh sao cho phù hợp nhất.

Đồ họa trang Web

Đồ họa trang Web cũng là một trong những yếu tố mà bất cứ doanh nghiệp cũng cần phải chú ý. Dưới đây là các điểm mà bạn không thể bỏ qua:

– Tiêu đề sidebar 

– Liên kết sidebar 

– Banner.

– Hình ảnh đại diện của bài đăng trên blog.

– Hình ảnh các danh mục.

– Icon trên mạng thông xã hội.

Đồ họa trang Web cũng là một trong những yếu tố quan trọng

Sản phẩm/dịch vụ, Content Marketing

Những sản phẩm, dịch vụ khác mà bạn cần phải đầu tư giúphoàn thiện trọn bộ nhận diện thương hiệu của mình:

– Vỏ eBook.

– Infographic.

– Catalog/Lookbook.

– Tài liệu quảng cáo/Tờ bướm quảng cáo.

– Quảng cáo trực tuyến.

– Quảng cáo ngoại tuyến.

– Túi Goodie (túi chứa quà tặng và tài liệu quảng cáo được phát tại một hội nghị, triển lãm, tọa đàm, workshop hoặc sự kiện tương tự).

4. Cách tạo bộ nhận diện thương hiệu(Brand Identity) tuyệt vời

Logo thống nhất 

Hãy thử tượng tượng, nếu sản phẩm này mang logo khác, sản phẩm kia mang logo khác thì khách hàng có nhận diện được thương hiệu hay không. Câu trả lời chắc chắn là không, do đó logo phải có sự thống nhất với nhau. Cụ thể, logo phải giống nhau trên tất cả các sản phẩm, bao bì.

Chi tiết dễ nhớ, đơn giản 

Chắc chắn khi nắm vững được Brand Identity là gì, các Designer đã biết cách thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu với các chi tiết dễ nhớ, đơn giản. Cụ thể, các logo, tên nhãn hiệu, hình ảnh logo phải có sự nổi bật, ngắn gọn, tránh rườm rà và quá nhiều chi tiết. Ví dụ: Viettel, Honda, Dove…

Tính thống nhất trong việc nhận diện

Khi đính kèm thông tin thương hiệu lên các sản phẩm, nhà thiết kế cần chú ý có sự thống nhất. Đó không chỉ là sự thống nhất lên sản phẩm mà còn phải cả trên giấy tờ, hồ sơ. Cũng chính điều này mà tính bản quyền của Brand Identity được đặc biệt chú trọng. 

Tính thống nhất trong việc nhận diện
Tính thống nhất trong việc nhận diện

Mang tính “độc nhất” 

Brand Identity “là một là riêng là duy nhất”, do đó trong quá trình thiết kế cần đặc biệt chú ý đến tính “độc nhất”. Việc ăn cắp mẫu, ý tưởng hay cố tình đạo lại các thương hiệu khác là điều cấm kỵ trong thiết kế. Và cũng chính điều  này sẽ làm cho thương hiệu mất điểm hoàn toàn trong mắt khách hàng.

Brand Identity “là một là riêng là duy nhất”

Đính kèm văn phòng phẩm 

Brand Identity “là một là riêng là duy nhất”, do đó trong quá trình thiết kế, nhà thiết kế cần đặc biệt chú ý đến tính “độc nhất”. Việc ăn cắp mẫu, ý tưởng hay cố tình đạo lại các thương hiệu khác là điều cấm kỵ trong thiết kế. Và cũng chính điều này sẽ làm cho thương hiệu mất điểm hoàn toàn trong mắt khách hàng. 

Như vậy, qua bài viết trên đây, chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi Brand Identity là gì cũng như vai trò và cách xây dựng một bộ thương hiệu ấn tượng. Hy vọng  rằng bạn có thể áp dụng những kiến thức này vào thực tế và thiết kế được một Brand Identity ấn tượng thu hút nhất.Brand identity gồm những gì? Cách tạo bộ nhận diện thương hiệu tuyệt vời

5/5 - (1 bình chọn)
Author

Dù sao đi nữa, cảm ơn bạn đã ghé thăm bài viết của mình tại Blog này! Mình là Lê Khánh Ngânn - Digital Marketing B2B. Marketing không có đúng hay sai, mình thích sự "phù hợp", sáng tạo, chia sẻ kiến thức và kết nối cộng đồng cùng phát triển! (Đồng hành cùng mình: du lịch phượt, nhiếp ảnh, vẽ tranh, làm gốm, trồng cây..)

Write A Comment